0904.608.606 ( Ms Linh) - 0901.38.28.58 ( Ms. Hà) - 0901.753.788 ( Ms Nhung) - 0379.191.088 ( Ms. Hiền)
(0)
Cáp và đời sống

Switch chia mạng là gì? Chức năng và phân loại bộ chia mạng Switch

Cáp Viễn Thông Hà Nội

29-04-2025, 3:09 pm

11 lượt xem

Bộ Switch chia mạng là giải pháp kết nối nhiều thiết bị có dây mạng một cách thông minh và ổn định trong môi trường văn phòng, nhà ở hay công nghiệp. Hãy cùng Cáp Viễn Thông Hà Nội khám phá chi tiết để hiểu hơn về bộ switch trong bài viết này.

Switch chia mạng là gì? Có chức năng gì?

Switch chia mạng là thiết bị mạng đóng vai trò trung tâm kết nối giữa các đoạn mạng với nhau trong mạng LAN, kết nối các thiết bị như máy tính, máy in, server,… Bộ chia cổng mạng Switch có chức năng nhận dữ liệu từ một cổng và chuyển tiếp dữ liệu đó đến đúng cổng của thiết bị nhận.

Switch chia mạng là gì?

Đặc điểm của bộ chia mạng Switch

Khả năng học địa chỉ MAC: Switch có khả năng học địa chỉ MAC (Media Access Control) của các thiết bị kết nối vào từng cổng của nó và lưu vào bảng MAC address. Nhờ đó, khi nhận được dữ liệu, bộ Switch chia mạng sẽ biết chính xác cổng nào cần được gửi đến.

Chuyển mạch thông minh: Thay vì gửi dữ liệu đến tất cả các cổng như Hub, Switch chia mạng chỉ gửi dữ liệu đến cổng đích, giúp tăng hiệu suất mạng, giảm tắc nghẽn và bảo mật hơn.

Hoạt động ở lớp Data Link (Lớp 2) trong mô hình OSI: Điều này cho phép Switch xử lý thông tin dựa trên địa chỉ MAC.

Hỗ trợ nhiều cổng kết nối: Switch có nhiều cổng Ethernet (RJ45) để kết nối nhiều thiết bị khác nhau. Số lượng cổng có thể dao động từ vài cổng đến hàng chục cổng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

Đặc điểm của bộ chia mạng Switch

>> Tham khảo: Những vật tư thiết bị mạng chuyên dụng trong hệ thống mạng hiện nay

Phân loại Switch chia mạng

Switch chia mạng được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, dưới đây là một số loại phổ biến:

Switch Unmanaged

Switch Unmanaged là mẫu đơn giản nhất, đã được cài đặt sẵn, người dùng mua về chỉ việc cắm vào là có thể sử dụng ngay mà không cần cấu hình. Bộ Switch chia mạng này thường được sử dụng trong hệ thống mạng có dung lượng ít hơn, thường có ít tính năng hơn loại khác.

Do không được thiết kế để người dùng cài đặt cấu hình hay giám sát mạng, Switch Unmanaged thích hợp sử dụng trong mạng gia đình, văn phòng nhỏ, hộ kinh doanh nhỏ lẻ không cần cấu hình đặc biệt.

Switch Managed

Switch Managed khác với loại Switch Unmanaged, thiết bị cung cấp nhiều tính năng nâng cao, cho phép người quản trị cấu hình, giám sát và quản lý mạng một cách chi tiết thông qua giao diện dòng lệnh  (CLI) hoặc giao diện web (Web GUI). Thiết bị có tính linh hoạt cao, cung cấp nhiều tính năng bảo mật  VLAN, ACL, …, khả năng quản lý chất lượng dịch vụ (QoS), hỗ trợ giao thức quản lý mạng SNMP,…

Đây là bộ chia mạng được lựa chọn cho các mạng doanh nghiệp lớn, yêu cầu bảo mật và hiệu suất cao. Tuy nhiên, thiết bị có giá thành cao và đòi hỏi người quản trị có kiến thức về mạng để cấu hình và quản lý.

Switch PoE

Switch PoE loại bộ chia mạng có tích hợp khả năng cấp nguồn điện trực tiếp qua cáp Ethernet cho các thiết bị hỗ trợ PoE như camera IP, điện thoại VoIP, điểm truy cập Wi-Fi. Điều này giúp kỹ thuật viên đơn giản hóa trong quá trình lắp đặt, giảm thiểu số lượng dây cáp cần thiết, đồng thời linh hoạt hơn trong việc triển khai thiết bị ở những vị trí có tiếp cận nguồn điện. Tuy nhiên, giá thành của Switch PoE thường cao hơn Switch thông thường và công suất PoE có giới hạn, nên cần cân nhắc khi sử dụng.

Industrial Ethernet Switch

Industrial Ethernet Switch là bộ chia mạng được thiết kế để sử dụng trong hệ thống điều khiển sản xuất công nghiệp. Thiết bị có khả năng chịu nhiệt, độ ẩm, độ cao, bụi bẩn, rung động và nhiễu điện từ tốt hơn so với mẫu Switch thông thường. Bộ chia tín hiệu dùng cho nhà máy có thời gian hoạt động lâu dài với thiết kế chắc chắn nhưng lại thường có giá thành cao và ít cổng hơn so với loại Switch thông thường sử dụng trong văn phòng.

>> Tham khảo thêm: Các mẫu dây cáp mạng chất lượng, tốc độ truyển tải tốt nhất hiện nay

Điểm khác biệt giữa Switch và Hub

Điểm khác biệt giữa Switch và Hub

Tính năng

Switch

Hub

Số lượng cổng

Từ 4 -48 cổng

Từ 4-24 cổng

Chức năng

Chuyển tiếp dữ liệu đến cổng đích cụ thể

Quảng bá dữ liệu đến tất cả các cổng

Hoạt động ở lớp

Lớp Data Link (Lớp 2)

Lớp Physical (Lớp 1)

Học địa chỉ MAC

Không

Hiệu suất mạng

Cao hơn, ít tắc nghẽn hơn

Thấp hơn, dễ bị tắc nghẽn

Bảo mật

Tốt hơn

Kém hơn

Độ phức tạp

Phức tạp hơn (đặc biệt là Switch Managed)

Đơn giản

>> Xem thêm: Tìm hiểu về Modem ADSL: Cơ chế hoạt động và ưu điểm của Modem ADSL

Cách lựa chọn bộ chia tín hiệu Switch

  • Bạn hãy xác định số lượng cổng cần thiết trên switch bằng cách xem xét số lượng thiết bị cần kết nối.
  • Bạn căn cứ vào nhu cầu truyền dữ liệu và lựa chọn bộ switch chia mạng có tốc độ cổng phù hợp (10/100 Mbps, 1 Gbps, 10 Gbps,...).
  • Nếu bạn cần giám sát, cấu hình và quản lý mạng, hãy chọn Switch Managed, nếu không bạn chỉ cần sử dụng loại Unmanaged.
  • Bạn hãy lưu ý đến yếu tố môi trường để chọn loại phù hợp như khả năng cấp nguồn trực tiếp cho như PoE nếu bạn cần cấp nguồn cho các thiết bị mạng hoặc Industrial Ethernet Switch nếu môi trường sử dụng khắc nghiệt.
  • Cuối cùng, bạn cần dự tính nhu cầu mở rộng mạng trong tương lai để chọn Switch có khả năng đáp ứng.

Cách lựa chọn bộ chia tín hiệu Switch

Hy vọng bài viết này, Cáp Viễn Thông Hà Nội đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Switch chia mạng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới hoặc gọi tới hotline 0904.608.606 để được tư vấn.

Xem thêm thông tin tại:

Share:

twiter face zalo mess

Bình luận đánh giá

x
Đánh giá:

SALE CỰC MẠNH 60%

cáp âm thanh klotz CABLE KLOTZ SCH2060-E giảm giá cực sốc tới 60%: Chỉ còn 290.000đ/mét. Speaker Cable cao cấp cho quán bar, vũ trường, công trình dự án sale cực mạnh 60%. Hotline 0902.188.722 (Mr.Văn)

SẢN PHẨM BÁN CHẠY

Dây cáp chống cháy Dây cáp chống cháy chính hãng, giá tốt nhất thị trường. Cáp chống cháy cao cấp cho các dự án quy mô lớn, công trình xây dựng, công nghiệp. Hotline 0904.608.606

Tin xem nhiều