0904.608.606 ( Ms Linh) - 0901.38.28.58 ( Ms. Hà) - 0901.753.788 ( Ms Nhung) - 0379.191.088 ( Ms. Hiền)
(0)
Tin công nghệ

Dây nhảy quang - Thiết bị không thể thiếu trong hệ thống mạng

Cáp Viễn Thông Hà Nội

13-11-2018, 11:43 am

974 lượt xem

Hôm nay, Cáp viễn thông xin gửi đến các bạn một số thông tin về một thiết bị được ứng dụng rất nhiều trong hệ thống mạng quang. Nếu không có thiết bị này thì sẽ không thể kết nối đươc các tủ phối quang ODF tới các thiết bị khác. Vậy, theo các bạn Cáp viễn thông đang nói đến thiết bị nào? Vâng, chắc các bạn sẽ đoán ra thôi . Thiết bị mà hôm nay Cáp viễn thông xin đề cập đó là Dây nhảy quang.

Dây nhảy quangDây nhảy quang

Thế nào là Dây nhảy quang?

Dây nhảy quang có tên tiếng Anh là Fiber Optic Patch Cord  đây là loại dây được ứng dụng trong hệ thống mạng có nhiệm vụ kết nối quang giữa các hộp phối quang ODF với nhau, hoặc kết nối các hộp ODF với các thiết bị quang khác như Converter quang ( bộ chuyển đổi quang điện) , hoặc kết nối giữa các thiết bị truyền dẫn quang ( Modem quang) với nhau.

Dây nhảy quang thường có có đường kính: 0.9 mm, 2.0 mm, 2.4 mm, 3.0 mm, hai đầu đã được gắn các đầu kết nối quang như: SC, ST, LC, FC... giúp cho quá trình kết nối được đơn giản và dễ dàng.

Dây nhảy quang có cấu tạo như thế nào?

Dây nhảy quang có 4 bộ phận đó là: ống nối, thân đầu nối, khớp nối, và đầu nối.

Ống nối – có tên tiếng Anh là Ferrule: thường được làm từ sứ, kim loại hoặc có thể làm từ nhựa. Ống nối thường có dạng hình trụ và rỗng ở trong. Ống nối có tác dụng giữ cố định các sợi quang

Khớp nối – có tên tiếng Anh là Coupling Mechanism: khớp nối có tác dụng cố định đầu nối khi các thiết bị được kết nối với nhau. Khớp nối là một phần của thân đầu nối.

Thân đầu nối – có tên tiếng Anh là Connector body: Thân đầu nối có nhiệm vụ giữ chặt lớp vỏ ngoài bảo vệ với lớp chịu lực.

Đầu nối quang: bên trong của đầu nối quang thường được làm từ thủy tinh, plastic, kim loại, gốm. Chức năm của đầu nối quang là giữ thẳng sợi quang và bảo vệ sợi quang. Đỉnh của đầu nối được thiết kế nhẵn với ba dạng điểm tiếp xúc chính PC, UPC và APC, giúp cho chỗ ghép nối có ít ánh sáng bị mất hoặc ít bị phản xạ nhất. Một số loại đầu nối quang hiện nay như FC/APC. ST/UPC, SC/PC,… có cấu tạo hình tròn, hoặc hình vuông.

Dây nhảy quang có cấu tạo như thế nào?

Loại dây nhảy quang nào hiện đang phổ biến?

Phân loại theo sợi quang

Hiện nay trên thị trường đang có hai loại dây nhảy quang phổ biến đó là: Dây nhảy quang Multimode và dây nhảy quang single mode.

  • Dây nhảy quang multimode

Là loại dây có tác dụng kết nối giữa các liên kết quang hoặc giữa các thiết bị quang. Dây nhảy quang multimode cũng được trang bị các đầu kết nối phổ biến hiện nay như SC, LC, FC, ST… Loại dây này có chiều dài nhỏ hơn 5km, được ứng dụng nhiều trong truyền tải dữ liệu như hệ thống mạng nội bộ.

Dây nhảy quang multimode thường có màu cam vì vậy rất dễ  để nhận biết loại dây này  với các dây nhảy quang khác. Có hai loại dây nhảy Multimode đang phổ biến hiện nay đó là dây nhảy quang Multimode SC-SC và dây nhảy quang multimode SC-LC. 

Dây nhảy quang multimode

Dây nhảy quang multimode

  • Dây nhảy quang Singlemode

Là loại dây có tác dụng kết nối giữa các liên kết quang, giữa các thiết bị truyền dẫn hoặc giữa các hộp phối quang ODF với nhau.

Dây nhảy quang Siglemode có hai loại chính đó là: dây nhảy quang đơn (Simplex) và loại sợi đôi (Duplex).

Loại dây nhảy quang này có các đầu kết nối chủ yểu như: SC, LC, ST, FC,MU… các đầu kết nối này thường có các dạng như: APC, UC, UPC, có chiều dài đường kính là: 0.9mm, 2.0 mm, 3.0mm . Chiều dài của dây nhảy quang Singlemode có nhiều kích thước khác nhau từ 3mm trở lên và chiều dài theo yêu cầu của khách hàng.

Dây nhảy quang singlemode thường dùng trong việc truyền tải dữ liệu trong hệ thống mạng viễn thông do nó có thể truyền dữ liệu ở khoảng cách không giới hạn. Dây nhảy quang Siglemode thường có màu vàng tươi.

Một số  loại dây nhảy quang singlemode hiện nay đang phổ biến: dây nhảy quang singlemode LC-LC, dây nhảy quang singlemode FC-ST, dây nhảy quang Singlemode SC-SC…

Dây nhảy quang singlemode

Dây nhảy quang singlemode

Phân loại theo kiểu đầu nối

Dây nhảy quang thường được lắp ráp sẵn đầu nối quang ở 2 đầu, căn cứ vào đầu nối dây có thể phân thành các loại phổ biến sau:

  • Đầu nhảy quang SC-SC: Dây gồm 2 đầu SC, phần đầu có ống nối đường kính 2,5mm để cố định sợi dây đảm bảo kết nối ổn định, thường được sử dụng cho các thiết bị converter điện quang, mạng viễn thông.
  • Đầu dây LC-LC: Đây là đầu nối vuông nhỏ, phần ống nối có đường kính 1,25mm. Đầu nối tương tự SC nhưng kích thước chỉ bằng ½. Dây được sử dụng kết nối giữa Switch quang hay giữ ODF với các thiết bị converter.
  • Dây nhảy quang ST-ST: Dây với đầu nối ST sử dụng ống nối đường kính 2,5mm, có phần thân làm từ nhựa hoặc kim loại. Đầu nối sử dụng trên nhiều loại cáp quang với chiều dài tùy chọn cho phép kết nối nhanh chóng, đảm bảo truyền tải ánh sáng ở khoảng cách xa với tốc độ cao.
  • Đầu dây SC-LC: Với 2 đầu quang SC và LC cho phép dây nhảy quang kết nối linh hoạt giữa 2 thiết bị khác nhau.
  • Đầu dây SC-ST: Đầu quang cho phép kết nối an toàn theo kiểu đẩy - kéo và kết nối kiểu bayonet, cung cấp sự linh hoạt và hiệu suất đáng tin cậy trên nhiều hệ thống mạng khác nhau.

Phân loại theo kiểu đầu nối

Chức năng của dây nhảy quang

Dây nhảy quang (Fiber Optic Patch Cord) là đoạn cáp quang ngắn, có đầu kết nối (đầu connector) ở cả hai đầu. Chức năng chính của dây nhảy quang bao gồm:

  • Dây nhảy quang sử dụng để kết nối giữa các thiết bị thu phát quang, switch quang, module quang, máy chủ hoặc các bộ chuyển đổi phương tiện.
  • Trong hệ thống cáp quang, dây nhảy quang thường được cắm ở mặt trước của tủ phối quang (ODF), giúp “nhảy” tín hiệu từ bên trong tủ phối ra các thiết bị mạng bên ngoài (hoặc ngược lại).
  • Dây nhảy quang cũng được kỹ thuật viên sử dụng trong quá trình test và đo kiểm mạng quang để giám sát, phân tích tín hiệu.

Chức năng của dây nhảy quang

>> Tham khảo: Tìm hiểu về các loại đầu nối của dây nhảy quang

Phân biệt dây nhảy quang và dây hàn quang

Trong thực tế, dây nhảy quang và dây nhảy quang hay bị nhầm lẫn với nhau, để hiểu rõ hơn về loại dây này hãy xem sự khác biệt của chúng dưới đây:

 

Dây nhảy quang (Patch Cord)

Dây hàn quang (Pigtail)

Đặc điểm cấu tạo

Dây nhảy quang có 2 đầu cắm quang

Độ dài đa dạng 3m, 5m, 10m, 20m, 30m

Dây hàn quang chỉ có 1 đầu cắm, phần đầu còn lại là sợi cáp trống để hàn vào sợi quang chính

Cách sử dụng

Cáp được sử dụng để kết nối trực tiếp thiết bị mạng với ODF hoặc sử dụng kết nối 2 thiết bị quang với nhau thông qua cổng quang

Dùng để hàn nối với các sợi cáp quang chính trong măng xông hoặc hộp phối quang

Dây chủ yếu được sử dụng để cố định bên trong hệ thống

Tính linh hoạt

Dây linh hoạt có thể tháo gỡ, thay thế dễ dàng

Dây ít linh hoạt vì khi hàn vào dây chính thì khó thay đổi và di chuyển

Vị trí trong hệ thống

Dây thường nằm ngoài tủ phối quang/ODF

Dây nằm bên trong hộp phối quang hoặc măng xông quang, khó nhìn thấy trực tiếp

Ứng dụng phổ biến

Dây nhảy quang sử dụng trong phòng máy chủ, tủ rack, tủ phối cáp hoặc kết nối các thiết bị mạng, module quang

Hàn nối trong thi công kéo cáp quang ngoài trời hoặc trong nhà, cố định sợi cáp chính

Hướng dẫn chọn mua dây nhảy quang

Khi chọn mua dây nhảy quang, người dùng cần cân nhắc các yếu tố sau để đảm bảo tương thích và tối ưu hiệu quả truyền dẫn:

Dây nhảy quang gồm loại dây single mode và dây multimode, bạn cần chọn đúng loại để sử dụng. Dây Singlemode thường có màu vàng, truyền khoảng cách xa, còn dây Multimode thường màu cam hoặc màu aqua thường dùng trong phạm vi ngắn, phổ biến trong các data center.

Đầu connector cũng rất quan trọng, bạn cần chú ý chọn đúng loại đầu nối phụ thuộc vào cổng quang của thiết bị hoặc panel mà bạn đang sử dụng. Các loại đầu nối phổ biến gồm SC, LC, ST, FC.

Chiều dài dây nhảy quang cần phải phù hợp với khoảng cách giữa thiết bị và tủ phối quang, tránh dây quá dài gây rối, khó quản lý hoặc quá ngắn không đáp ứng vị trí lắp đặt.

Đường kính cáp và chất liệu lớp vỏ bảo vệ của dây nhảy quang ảnh hưởng đến khả năng truyền tải và tương thích đối với môi trường sử dụng.

Bạn cần lưu ý đến kiểu đánh bóng đầu nối dây nhảy quang như UPC và APC thường giảm suy hao và phản xạ tốt hơn PC, đặc biệt APC có góc vát 8° giảm phản xạ quang tốt nhất, phù hợp cho các đường truyền xa, băng thông cao.

Hướng dẫn chọn mua dây nhảy quang

Trên đây, Cáp Viễn Thông Hà Nội cung cấp thông tin dây nhảy quang là gì? cùng thông tin chức năng và phân loại để giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này. Nếu bạn quan tâm tới các loại dây nhảy quang hãy liên hệ tới hotline 0904.608.606 để được tư vấn và báo giá.

 >> Xem thêm: 5 Mẫu dây hàn quang có mức giá tốt nhất hiện nay

Share:

twiter face zalo mess

Bình luận đánh giá

x
Đánh giá:

SALE CỰC MẠNH 60%

cáp âm thanh klotz CABLE KLOTZ SCH2060-E giảm giá cực sốc tới 60%: Chỉ còn 290.000đ/mét. Speaker Cable cao cấp cho quán bar, vũ trường, công trình dự án sale cực mạnh 60%. Hotline 0902.188.722 (Mr.Văn)

SẢN PHẨM BÁN CHẠY

Dây cáp chống cháy Dây cáp chống cháy chính hãng, giá tốt nhất thị trường. Cáp chống cháy cao cấp cho các dự án quy mô lớn, công trình xây dựng, công nghiệp. Hotline 0904.608.606

Tin xem nhiều