Việc lắp đặt hệ thống điện là một phần quan trọng trong mọi dự án xây dựng. Trong đó, phương án đi dây điện chìm và nổi là 2 phương pháp đi dây điện phổ biến nhất hiện nay. Để thực hiện đi dây điện trong nhà một cách hiệu quả, bạn hãy tham khảo hướng dẫn được Cáp Viễn Thông Hà Nội chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về đi dây điện âm tường và đi dây điện nổi
Đi dây điện âm tường là gì?
Đi dây điện âm tường là cách thi công hệ thống điện trong nhà, hệ thống điện được lắp đặt phía bên trong tường. Phương án lắp đặt dây dẫn này sẽ giúp dây điện không bị lộ ra mặt tường giúp đảm bảo an toàn và gia tăng tính thẩm mỹ.
Đi dây điện nổi là gì?
Đi dây điện nổi là cách lắp đặt hệ thống điện nổi trên bề mặt tường, trần nhà. Với cách đi dây điện này, bạn có thể thấy được hệ thống điện chạy khắp ngôi nhà. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và gia tăng tính thẩm mỹ, hệ thống dây điện trong nhà sẽ được luồn trong những ống gen bằng nhựa.
>> Xem thêm: Các loại cáp dây điện phổ biến được sử dụng trong gia đình
Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường trong nhà
Ưu, nhược điểm của phương pháp đi dây điện âm tường
Ưu điểm
- Tăng tính thẩm mỹ: Việc ẩn dây điện trong tường giúp không gian trở nên gọn gàng, sạch sẽ hơn mà không làm mất đi vẻ đẹp của không gian.
- An toàn cho người sử dụng: Việc đi dây điện trong nhà ngầm trong tường giảm nguy cơ va đập trong quá trình sử dụng hoặc hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dây điện. Từ đó, tăng tính an toàn cho người dùng, đặc biệt là trẻ em.
- Bảo vệ tốt hệ thống điện: Phương pháp đi dây điện âm tường, góp phần bảo vệ dây điện khỏi các tác động bên ngoài như mài mòn, tác động từ môi trường xung quanh, giúp kéo dài tuổi thọ của hệ thống điện.
Nhược điểm
- Lắp đặt phức tạp: Việc đi dây điện trong nhà âm tường đòi hỏi kỹ thuật cao, cần có các công cụ để khoan, đục tường và kỹ năng phù hợp để thực hiện quy trình này một cách chính xác.
- Chi phí đầu tư cao: Quy trình lắp đặt và vật liệu cần thiết cho việc đi dây âm tường thường tốn kém hơn so với các phương pháp khác, dẫn đến chi phí đầu tư ban đầu cao.
- Sửa chữa khó khăn: Trong trường hợp cần sửa chữa hoặc bảo trì, việc tiếp cận và sửa dây điện âm tường thường phức tạp và đòi hỏi thời gian dò vị trí hỏng học lâu, đồng thời chi phí sửa chữa lớn nếu cần khoan đục để sửa chữa.
Sơ đồ đi dây điện âm tường trong nhà
Mỗi một ngôi nhà đều có sơ đồ mạch điện riêng nhằm đáp ứng công năng sử dụng của chủ đầu tư. Vì vậy, sơ đồ đi dây điện âm tường trong nhà dưới dây chỉ mang tính chất tham khảo.
Sơ đồ 1:
Sơ đồ 2:
Quy trình đi đường dây điện âm tường trong nhà
Bước 1: Xác định vị trí thiết bị điện
Xác định vị trí các thiết bị điện như ổ cắm, công tắc và các thiết bị chiếu sáng trong hệ thống điện trong nhà đảm bảo vị trí phù hợp và thuận tiện cho việc sử dụng.
Bước 2: Lên sơ đồ đi dây điện âm tường
Lên sơ đồ đi dây điện âm tường, đảm bảo các tuyến đường dây được bố trí hợp lý đáp ứng được công năng sử dụng, đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Bước 3: Tạo rãnh trên tường
Sau khi có sơ đồ, tiến hành tạo rãnh trên tường bằng máy cắt hoặc dụng cụ chuyên dụng để đặt đường ống và dây điện.
Bước 4: Đi đường ống
Trước khi đi dây điện trong nhà, bạn cần đi đường ống nhựa vào rãnh đã tạo, cố định chắc chắn để bảo vệ dây điện.
Bước 5: Luồn dây điện
Sau khi hoàn tất việc đi đường ống, tiến hành luồn dây điện vào trong ống, đảm bảo các dây được kéo căng và không bị xoắn.
Bước 6: Hoàn thiện thi công
Hoàn thiện việc đi dây điện trong nhà bằng việc trát vữa, sơn lại tường và kiểm tra toàn bộ hệ thống điện để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.
Nguyên tắc đi dây điện âm tường trong nhà
- Có sơ đồ mạch điện: Việc có sơ đồ mạch điện chi tiết và chính xác là cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng mọi kết nối và phân phối điện đều được thực hiện đúng cách. Khi các thiết bị điện, bao gồm ổ cắm, công tắc và điểm chiếu sáng được lắp đặt đúng vị trí sẽ đảm bảo tính tiện lợi và an toàn trong sử dụng.
- Ống bảo vệ cần có chất liệu tốt: Nên chọn ống bảo vệ có chất liệu tốt như PVC, HDPE sẽ giúp bảo vệ dây điện khỏi các yếu tố bên ngoài như ẩm ướt, chống cháy, va đập hoặc gãy.
- Không khoan đục tường quá sâu: Khi thi công, cần tạo ra các rãnh trên tường và lắp đặt ống dẫn theo đúng quy cách và tiêu chuẩn. Bạn cần chú ý không khoan quá sâu để tránh gây tổn thương cho dây điện bên trong và tường xung quanh.
- Luồn dây điện cẩn thận: Khi đi dây điện trong nhà bạn cần luồn dây điện vào trong ống một cách cẩn thận và chính xác, đảm bảo không gây gãy, uốn cong dây.
- Không đi dây điện ở khu vực ẩm: không nên đi dây điện ở khu vực ẩm ướt, vì điều này có thể gây ra nguy cơ rò rỉ điện và nguy hiểm cho người sử dụng.
>> Xem thêm: Cách vẽ sơ đồ mạch điện dân dụng chuẩn nhất và nguyên tắc thiết kế
Hướng dẫn cách đi dây điện nổi trong nhà
Ưu, nhược điểm của phương pháp đi dây điện nổi
Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí lắp đặt: Việc sử dụng dây điện nổi giúp giảm thiểu chi phí lắp đặt do không cần thiết bị phức tạp và quy trình lắp đặt đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Dễ sửa chữa: Việc tiếp cận và sửa chữa dây điện nổi thường đơn giản và dễ dàng hơn so với các phương pháp ẩn dây.
- Dễ thay đổi mạch điện: Việc thay đổi hoặc bổ sung mạch điện trở nên đơn giản hơn khi sử dụng dây điện nổi, không cần phải phá bể hoặc can thiệp vào các bề mặt xây dựng.
- Không nhất thiết phải có bản vẽ: Việc đi dây điện nổi không yêu cầu bản vẽ phức tạp như các phương pháp ẩn dây.
Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ không cao: Dây điện nổi có thể làm giảm tính thẩm mỹ của không gian do sự xuất hiện của dây và các thiết bị điện nổi.
- Dễ xảy ra cháy chập: Dây điện nổi có nguy cơ cao hơn trong việc gây ra sự cố cháy chập do tiếp xúc dễ dàng với các yếu tố gây chập cháy như nước, bụi bẩn hoặc tác động cơ học.
- Dễ gây rối mắt: Việc các dây điện nổi phải đi trên các bề mặt như tường, trần có thể gây rối mắt và làm giảm tính thẩm mỹ của không gian sống.
Cách đi dây điện nổi trong nhà đẹp
Để vừa đảm bảo độ an toàn và tính thẩm mỹ cho căn hộ khi bạn thực hiện đi dây điện nổi, hãy cần chú ý đến một số yếu tố sau đây:
Lưu ý đến phối màu sắc: Chú ý đến việc phối màu sắc là rất quan trọng để tạo ra một không gian thẩm mỹ. Khi lắp đặt dây điện và ống gen, cần cân nhắc phối hợp màu sắc sao cho phù hợp với màu của nền tường và trần nhà, tạo điểm nhấn hài hòa và đẹp mắt.
Sử dụng họa tiết trang trí: Việc sử dụng họa tiết trang trí như băng keo hình hoa văn có thể là một ý tưởng tuyệt vời để tạo thêm điểm nhấn và sự sinh động cho không gian.
Lên sơ đồ kết nối trước: Việc lên sơ đồ kết nối trước cũng rất quan trọng, giúp tạo ra một hệ thống dây điện khoa học và gọn gàng, tránh tình trạng rối mắt và phức tạp trong quá trình sử dụng.
Nguyên tắc đi dây điện nổi đẹp
- Lắp đặt dây nổi xa nền nhà: Cần lắp đặt dây điện nổi xa nền nhà để tránh bị bám bụi bẩn và độ ẩm từ mặt đất, giữ cho dây luôn sạch sẽ và an toàn.
- Không lắp dây nổi tại nơi ẩm ướt: Không nên lắp đặt dây điện nổi tại nơi ẩm ướt, vì điều này có thể gây ra nguy cơ rò rỉ điện và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Không nên đấu tắt dây điện trong ống gen: Không nên đấu tắt dây điện trong ống gen vì dưới tác động của môi trường có thể sẽ xảy ra tình trạng oxy hóa và mài mòn, lâu ngày có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt và cháy nổ.
- Bọc dây điện bằng vật liệu chống cháy: Để đảm bảo an toàn tối đa, bạn cần lựa chọn loại dây điện chống cháy hoặc bọc dây điện bằng vật liệu chống cháy, giúp ngăn chặn sự lan truyền của lửa trong trường hợp xảy ra cháy.
Lưu ý khi đi dây điện trong nhà
Khi tiến hành đi dây điện trong nhà bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Tuân thủ quy định về an toàn điện: Luôn tuân thủ các quy định về an toàn điện, bao gồm việc sử dụng các thiết bị điện an toàn, vật liệu chống cháy, chống thấm nước đảm bảo tiêu chuẩn cần thiết.
- Lựa chọn vật liệu và thiết bị chất lượng: Sử dụng dây điện, ổ cắm, công tắc và các thiết bị điện khác từ các nhà sản xuất uy tín và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn và tuổi thọ cao. Tham khảo thương hiệu Sino, Rạng Đông, Cadivi, Cadisun, Z43,…
- Phân biệt dây nóng và dây mát: Luôn phân biệt rõ ràng giữa dây dẫn nhiệt (dây màu đỏ) và dây dẫn điện (dây màu đen hoặc màu khác) để tránh sự nhầm lẫn và nguy cơ gây hỏng hóc hệ thống điện.
- Lựa chọn vị trí lắp đặt hợp lý: Chọn vị trí lắp đặt ổ cắm, công tắc và các thiết bị điện sao cho tiện lợi và an toàn, tránh xa khu vực nước và không gian ẩm ướt.
- Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng: Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra kỹ lưỡng dây điện, ổ cắm, công tắc và các thiết bị điện khác để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách, tránh gây ra sự cố không cần thiết.
- Tuyệt đối không tự ý thực hiện nếu không có kiến thức: Tránh tự ý thực hiện các công việc điện nếu không có kiến thức và kinh nghiệm trong việc đi dây điện trong nhà. Hãy nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia hoặc thợ điện có kinh nghiệm khi cần thiết.
Khi bạn cần mua dây điện, ống gen hoặc bất kỳ dụng cụ nào để thi công hệ thống điện, Cáp Viễn Thông Hà Nội là địa chỉ đáng tin cậy. Với đa dạng sản phẩm chất lượng, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất và đáp ứng mọi nhu cầu. Chúng tôi không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng cao từ các thương hiệu uy tín mà còn luôn đảm bảo giá cả hợp lý và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0904.608.606 để nhận báo giá và hỗ trợ mua hàng một cách tốt nhất.
Xem thêm thông tin tại: