Hệ thống chỉ đường nhanh
Giúp bạn đến shop nhanh nhất có thể
Hệ thống chỉ đường nhanh
Giúp bạn đến shop nhanh nhất có thể
Trong mạng lưới cáp quang, dây hàn quang và dây nhảy quang là hai thành phần được sử dụng phổ biến. Mỗi loại dây đảm nhận một vai trò khác nhau trong việc truyền tín hiệu. Tuy nhiên, nhiều khách hàng thường nhầm lẫn giữa 2 loại dây này, do không biết cách phân biệt chúng. Hãy xem bài viết dưới đây để giúp bạn phân biệt rõ ràng dây hàn quang và dây nhảy quang.
Dây nhảy quang (Fiber Optic Patch Cord) là đọan cáp quang có sẵn 2 đầu nối; chiều dài thông thường 3m, 5m, 10m, 15m, 20m, 30m,… tuy nhiên khách hàng cũng có thể đặt riêng với chiều dài khác nhau. Đoạn cáp quang này thường có đường kính từ 2.0mm-3.0mm, được sử dụng để chuyển đối tín hiệu giữa các thiết bị quang với hộp phối quang ODF, switch, converter, module SFP,... trong các hệ thống viễn thông, truyền hình, hoặc mạng LAN.
Đặc điểm nổi bật của dây nhảy quang:
Dây hàn quang (Fiber Optic Pigtail) là đoạn cáp quang có một đầu đã được gắn sẵn connector quang, đầu còn lại để trần để thực hiện hàn nối (fusion splicing) với sợi cáp quang truyền dẫn chính. Thông thường dây hàn quang sẽ là đoạn sợi quang đường kính 0,9mm, sử dụng với mục đích hàn nối với sợi quang sử dụng trong hộp phối quang.
Đặc điểm nổi bật của dây hàn quang:
>> Xem thêm: Cấu tạo và ứng dụng của dây nhảy quang
Về cấu tạo, dây nhảy quang có sẵn 2 đầu connector nên có thể trực tiếp kết nối mà không cần thêm thiết bị hỗ trợ khác. Trong khi đó, dây hàn quang chỉ có một đầu được gắn connector, đầu còn lại để trần dùng để hàn với sợi quang khác.
Dây nhảy quang và dây hàn quang đều sử dụng đầu connector chung loại FC, LC, SC. Điểm khác biệt ở đây là đầu nối của dây nhảy quang gồm 2 đầu nên có thể là đầu SC-SC, SC-LC, LC-LC, FC-FC,.. nghĩa là đầu nối 2 đầu có thể khác nhau và sử dụng để đấu nối 2 chiều.
Dây nhảy quang thường dùng để kết nối thiết bị mạng, cắm trực tiếp vào ODF, switch, SFP... Dây hàn quang dùng để hàn cố định với sợi quang truyền dẫn chính, giúp chuyển tín hiệu từ cáp chính đến thiết bị.
Dây nhảy quang có thể tái sử dụng nhiều lần, chỉ cần tháo ra và cắm lại nơi khác dễ dàng. Trong khi đó, dây hàn quang không thể tái sử dụng, vì sau khi hàn, phần đầu trần đã được gắn cố định với sợi cáp chính.
Dây nhảy quang thường có độ dài từ 1m đến 30m, phù hợp với khoảng cách giữa các thiết bị trong trung tâm dữ liệu, phòng máy,... Dây hàn quang thường chỉ dài khoảng 1m hoặc 1.5m, đủ để hàn vào sợi quang trong các hộp phối quang.
>> Xem thêm: So sánh cáp quang và cáp đồng: Nên lựa chọn dòng cáp mạng nào?
Dây nhảy quang và dây hàn quang được sử dụng trong các tình huống khác nhau. Cụ thể, dây nhảy quang dùng khi:
Dây hàn quang không phải loại dây dễ sử dụng, mà được thực hiện bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm nên chúng được sử dụng trong những trường hợp sau:
Qua bài viết trên đây, Cáp Viễn Thông Hà Nội đã giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa dây nhảy quang và dây hàn quang. Với những đặc điểm riêng, bạn có thể lựa chọn đúng loại dây cho nhu cầu sử dụng, đảm bảo hiệu suất truyền tải và tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống mạng. Hãy liên hệ hotline 0904.608.606 để được tư vấn và báo giá.
Xem thêm thông tin tại:
SALE CỰC MẠNH 60%
SẢN PHẨM BÁN CHẠY