Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dây cáp mạng khác nhau, với nhiều chủng loại và thương hiệu, mục đích phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng khác như: Cáp Cat5, Cat5e, Cat6,... hay cáp mạng UTP, FTP, FSTP,… Hôm nay, Cáp Viễn Thông Hà Nội xin giới thiệu tới các bạn một loại cáp mạng phổ biến và được nhiều người sử dụng, đó là: dây cáp mạng UTP.
Dây cáp mạng UTP là gì?
Cáp mạng UTP chính là dạng dây cáp mạng xoắn đôi không chống nhiễu, dây cáp với hai dây xoắn tít vào nhau tạo thành một đôi và không có lớp vỏ bọc bên ngoài chống nhiễu. Với đặc điểm không có lớp vỏ bao bọc bảo vệ sự tác động của bên ngoài vì không có lớp chống nhiễu nên nó có hạn chế là hiệu quả của đường truyền tín hiệu không ổn định trong quá trình sử dụng. Trên thị trường hiện nay có hai loại dây cáp mạng này được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn cả, đó là cáp mạng Cat5e UTP LS Vina và cáp mạng AMP cat6 UTP.

Cấu tạo của dây cáp UTP
Dây cáp mạng UTP có cấu tạo từ nhiều thành phần gồm:
- Lõi dây dẫn (Conductor): Mỗi sợi cáp UTP chứa nhiều lõi dây dẫn bằng đồng hoặc hợp kim đồng, có đường kính tiêu chuẩn 24AWG, đóng vai trò truyền dẫn tín hiệu điện.
- Lớp cách điện (Insulation): Mỗi lõi dây dẫn được bao bọc bởi một lớp vật liệu cách điện như nhựa PVC (Polyvinyl Chloride) hoặc polyethylene. Lớp cách điện này có màu sắc khác nhau để dễ dàng phân biệt và đấu nối theo chuẩn T568A hoặc T568B.
- Dây Ripcord (Rip Cord - Tùy Chọn): Một số loại cáp UTP có thêm phần dây độn để cố định chắc chắn 4 cặp dây xoắn và bảo vệ phần lõi dẫn khỏi các tác động lực.
- Vỏ bọc bên ngoài (Outer Jacket): Lớp vỏ bọc ngoài cùng của cáp UTP thường được làm bằng nhựa PVC hoặc các vật liệu tương tự, đóng vai trò bảo vệ dây dẫn, đảm bảo độ bền cáp.

Các loại cáp mạng UTP phổ biến hiện nay
Cáp mạng UTP được phân loại dựa trên các chuẩn, những chuẩn này quy định hiệu suất truyền dẫn, băng thông và tốc độ tối đa. Hiện nay, thị trường có một số loại cáp UTP sau:
- Cat 5 UTP là loại dây cáp mạng đã được tạo ra từ lâu, có hỗ trợ truyền dữ liệu lên đến 100Mbps và băng thông 100MHz. Tuy nhiên, loại cáp chuẩn này ngày nay ít được sử dụng, do có nhiều nhược điểm.
- Cat 5e UTP có cải thiện hơn so với dây cáp mạng Cat5 về khả năng chống nhiễu và hỗ trợ tốc độ Gigabit Ethernet (1000 Mbps) với băng thông 100 MHz, nên được sử dụng trong nhiều hệ thống mạng phổ thông.
- Cat 6 UTP hỗ trợ tốc độ Gigabit Ethernet và băng thông lên đến 250 MHz. Cat 6 có trang bị thêm lõi nhựa ngăn nhiễu xuyên âm và phần dây dẫn xoắn chặt hơn, đáp ứng nhu cầu truyền dẫn tốt hơn.
- Cat 6a UTP hỗ trợ tốc độ 10 Gigabit Ethernet (10 Gbps) và băng thông lên đến 500 MHz, đồng thời loại cáp này có lớp vỏ dày và khả năng chống nhiễu khá tốt.
- Cat 7 UTP hỗ trợ tốc độ lên đến 10 Gigabit Ethernet và băng thông 600 MHz. Loại Cat7 sử dụng đầu nối khác so với chuẩn RJ45 thông thường, nên khi sử dụng cần cân nhắc.
- Cat 7a UTP là phiên bản nâng cấp của cáp mạng Cat 7, hỗ trợ băng thông lên đến 1000 MHz và tốc độ truyền dữ liệu cao hơn.
- Cat 8 UTP là mẫu cáp mạng tiêu chuẩn mới nhất, hỗ trợ tốc độ lên đến 40 Gigabit Ethernet và băng thông 2000 MHz. Cat 8 thường được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu và các ứng dụng đòi hỏi băng thông cực lớn.

>> Bạn có thể tham khảo dòng cáp mạng UTP chất lượng:
Cáp Mạng Alantek Cat 6 UTP 4 pair 24 AWG
So sánh cáp mạng UTP và STP
Trên thị trường có nhiều loại cáp mạng UTP như vậy, nên để hiểu rõ hơn về loại này, chúng ta sẽ so sánh giữa UTP và STP.
Điểm giống nhau
- Cáp UTP và STP đều có cấu trúc 4 cặp dây đồng xoắn theo quy cách để giảm nhiễu điện từ và nhiễu xuyên âm.
- Cả hai loại cáp đều có các tiêu chuẩn Category tương tự (Cat 5e, Cat 6, Cat 6a, v.v.) với các thông số kỹ thuật về tốc độ và băng thông tương đương.
- Chúng đều được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng mạng LAN (Local Area Network).
- Đều sử dụng đầu nối RJ45 (ngoại trừ Cat 7 và các biến thể của nó).
Điểm khác nhau
Đặc điểm
|
Cáp UTP (Unshielded Twisted Pair)
|
Cáp STP (Shielded Twisted Pair)
|
Lớp chống nhiễu
|
Dây cáp không có lớp bọc chống nhiễu.
|
Lớp bọc kim loại lá nhôm bọc từng cặp lõi dẫn.
|
Khả năng chống nhiễu
|
Khả năng chống nhiễu EMI và nhiễu xuyên âm khá thấp.
|
Khả năng chống nhiễu điện từ EMI và nhiễu xuyên âm tốt hơn.
|
Giá thành
|
Giá thành thấp
|
Giá thành cáp thường cao hơn.
|
Độ dày và trọng lượng
|
Mỏng và nhẹ
|
Cáp dày và nặng do có lớp vỏ bọc
|
Tính linh hoạt
|
Linh hoạt hơn, dễ dàng uốn cong và lắp đặt trong không gian hẹp.
|
Kém linh hoạt hơn do lớp vỏ bọc kim loại
|
Yêu cầu tiếp đất (Grounding)
|
Không yêu cầu tiếp đất đặc biệt.
|
Yêu cầu tiếp đất đúng cách để lớp vỏ bọc chống nhiễu hoạt động hiệu quả
|
Ứng dụng phổ biến
|
Mạng gia đình, văn phòng nhỏ, môi trường ít nhiễu.
|
Mạng nhà máy, khu công nghiệp, gần thiết bị điện công suất lớn hoặc ứng dụng quan trọng đòi hỏi độ ổn định cao.
|
>> Xem thêm: Dây mạng Cat5 là gì? So sánh cáp Cat5 và Cat6 - Nên chọn loại nào?
Ưu điểm của dây cáp mạng UTP
- Cáp tín hiệu có tính linh hoạt và độ bền cao, việc sử dụng dây cáp này sẽ chỉ gặp một số vấn đề khi nó bị tác động quá lớn từ môi trường bên ngoài.
- Cáp mạng này thường được dùng để đi dây trong nhà bởi sản phẩm không có lớp vỏ bọc chống nhiễu nên khi đặt gần các thiết bị khác dễ gây nhiễu.
- Loại cáp này thông thường được sử dụng tốt và ổn đinh, hơn nữa giá thành của cáp mạnh UTP rẻ hơn so với những loại cáp mạng khác.
- Là một loại dây cáp mạng tiện ích, được sử dụng phổ biến trong các gia đình, văn phòng, thậm chí cả những doanh nghiệp do chi phí thấp hơn những loại cáp mạng khác.

Ứng dụng của dây cáp mạng UTP
Cáp mạng UTP là một trong những loại cáp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực:
Mạng nội bộ: cáp UTP có chi phí hợp lý và đáp ứng được nhu cầu truyền tải trong nhà, phù hợp sử dụng kết nối hệ thống máy tính, máy in, máy chủ và các thiết bị mạng khác.
Hệ thống điện thoại: Trong văn phòng hoặc khu nhà xưởng, cáp mạng UTP sử dụng kết nối hệ thống điện thoại analog và VoIP nội bộ.
Hệ thống camera IP: Đối với hệ thống camera giám sát, cáp mạng UTP đảm bảo truyền tải tốt toàn bộ ghi hình hoặc mạng.
Hệ thống nhà thông minh: Cáp UTP kết nối các thiết bị thông minh nhà đảm bảo mọi hệ thống được kết nối ổn định hiệu quả.
Các ứng dụng công nghiệp: Một số mỗi trường công nghiệp ít nhiễu, cáp mạng UTP vẫn được dùng kết nối hệ thống điều khiển và tự động hóa.
Khi nào nên chọn cáp mạng UTP thay vì STP?
Khi lựa chọn giữa cáp UTP và STP, bạn cần phải cân nhắc môi trường lắp đặt và yêu cầu hiệu suất của hệ thống mạng. Bạn có thể tham khảo một số trường hợp nên sử dụng những loại cáp này.
Cáp mạng UTP nên sử dụng trong môi trường ít nhiễu như nhà ở, văn phòng, trường học. Đây cũng là những nơi có những không gian lắp đặt phức tạp cần uống cong ở nhiều vị trí khi kết nối thiết bị. Cáp này cũng đáp ứng tốt nhu cầu truy cập internet, chia sẻ file, in ấn. Dòng cáp này cũng có giá thành tương đối rẻ nên được lựa chọn trong nhiều dự án phổ thông.
Cáp mạng STP được sử dụng trong các dự án lắp đặt phức tạp hơn, yêu cầu cao hơn về truyền tải. Ví dụ trong các hệ thống vận hành máy móc, kết nối và kiểm soát hệ thống thiết bị. Với ngân sách cao, bạn nên đầu tư cho dự án của bạn loại cáp mạng STP này.
Cáp Viễn Thông Hà Nội là đơn vị chuyên phân phối các dòng sản phẩm cáp mạng, cáp mạng Cat5e, cáp mạng Cat6 của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận bảng báo giá cho công trình dự án của quý khách nhé!
Qua bài viết trên đây, Cáp Viễn Thông đã cũng cấp giúp bạn thông tin về cáp mạng UTP và STP để giúp bạn có lựa chọn tốt nhất cho dự án và nhu cầu kết nối của bạn. Nếu bạn đang lựa chọn cáp mạng mà cần tư vấn hãy gọi tới hotline 0904.608.606.
Xem thêm thông tin tại: